SERIES: VIẾT HỌC THUẬT
Ảnh của Andrea Piacquadio từ Pexels
Trong môi trường đại học, ở bất cứ ngành học nào, chúng ta sẽ được trải nghiệm bộ môn Nghiên cứu khoa học, và sẽ phải bắt tay vào những dự án nghiên cứu học thuật hơn, hàn lâm hơn. Những học phần này rất hay và cung cấp rất nhiều kiến thức, nhưng những bài tập trong các học phần đó chưa bao giờ là một điều dễ dàng, nhất là đối với những ai còn mới làm quen với văn phong học thuật hay nghiên cứu khoa học. Điều này đã gây không ít hoang mang, lo lắng cho các bạn sinh viên bởi không phải dễ dàng để trình bày một bài viết theo hướng hàn lâm, sử dụng ngôn ngữ phức tạp hơn. Đúng thật là khi bước ra khỏi vùng an toàn, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với rất nhiều kiến thức lạ, nhưng – một lời khuyên mà nó cũng đã rập khuôn rồi – đừng lo lắng! Trong quá trình viết báo cáo nghiên cứu, không phải ai cũng có thể hoàn chỉnh trong một lần viết cả. Ngay cả những nhà nghiên cứu xuất sắc nhất cũng phải xem đi xem lại và chỉnh sửa rất nhiều lần để đưa ra được sản phẩm cuối cùng trước khi công bố. Bên cạnh đó, quá trình viết học thuật này cũng sẽ là một trải nghiệm đáng có và cực kỳ thoả mãn bởi vì thông qua đó, người viết có thể tự trau dồi câu chữ của mình, năng cao năng lực ngôn ngữ cũng như sự sáng tạo của bản thân.
Trong các bài viết tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách viết một bài nghiên cứu thông qua các chủ đề sau:
- Thể loại – Xác định hướng đi của đề tài, và phong cách viết của bản thân
- Lựa chọn đề tài – hướng dẫn tìm kiếm và lựa chọn đề tài phù hợp
- Nhận diện độc giả – hướng dẫn đặt vào vị trí của độc giả và đối tượng mà ta hướng đến
- Các tài nguyên hữu ích
Cùng đón chờ các bài viết tiếp theo của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ nhé!
Bảo Nguyên
Bài viết có sử dụng thông tin từ trường Đại học Purdue:
https://owl.purdue.edu/owl/general_writing/common_writing_assignments/research_papers/index.html
Bạn có thể chia sẻ bài viết này với điều kiện ghi rõ nguồn website, tác giả cũng như bài viết gốc.