Ghi chép trực quan

Ghi chép là một trong những phương pháp học cơ bản nhất nhưng lại rất hiệu quả. Tuy nhiên, với mật độ thông tin mà ta có được trong thời đại này, với cách ghi chép truyền thống, rất khó để chúng ta có thể lưu giữ, ghi nhớ và học tập hiệu quả. Chính vì vậy, chúng ta cần nắm được cách ghi chú sao cho phù hợp để tích luỹ được vốn kiến thức trong hành trình học tập ở môi trường đại học.

Example SketchNote

(Adapted from American English State)

Một trong những phương pháp ghi chép phổ biến đó là phương pháp ghi chép trực quan Sketchnote (ghi-phác), trong phương pháp này, người học có thể tóm lược các ý chính cũng như minh hoạ bằng các khối hình phác thảo để có thể hình dung cụ thể các ý trong bài. Sketchnote không có một quy trình cụ thể mà dựa vào sự sáng tạo, sở thích cũng như góc nhìn của bản thân người học. Một số gợi ý có thể đưa vào Sketchnote bao gồm:

Phông chữ: Có thể tạo hiệu ứng đổ bóng thủ công, hay đơn giản chỉ cần viết in hoa từ khoá để nhấn mạnh

Example Font

(Adapted from American English State)

Biểu tượng minh hoạ: người học có thể vẽ nhanh những biểu tượng đơn giản để minh hoạ cho những khái niệm phức tạp (vd: điện thoại ~ công nghệ, bóng đèn ~ sáng tạo v.v…) các hình biếm hoạ không nhất thiết phải giống nhau, miễn là chúng giúp ta đạt được mục tiêu là hiểu những khái niệm khó hơn bằng cách liên tưởng đến những sự vật gần gũi.

Example icons

(Adapted from American English State)

Biểu tượng cảm xúc: Việc gắn biểu tượng cảm xúc với một khái niệm là một cách để liên hệ đến bản thân cũng như trải nghiệm đối với một bài học mới.

(Adapted from American English State)

Mũi tên và đường nối: những dạng hình này thường thấy trong các sơ đồ tư duy và bản đồ ý tưởng. Chúng có chức năng giúp người học liên kết các thông tin lại với nhau thành một khối thống nhất.

(Adapted from American English State)

Dạng hình học và hình khối: Các hình vuông, tròn v.v… cũng là một cách để có thể đưa ra từng đề mục. Điều này sẽ được giới thiệu kỹ trong bài viết Sử dụng Graphic Organizer.

(Adapted from American English State)

Điểm đánh dấu: các nút điểm l,w,… cũng được dùng để ghi lại ý chính

(Adapted from American English State)

Từ viết tắt: một số thuật ngữ có thể được viết tắt để bản ghi nhìn gọn gàng hơn

Hình biếm hoạ: chúng ta có thể vẽ thêm cây cối, hoa lá, con vật vào trong đó để giảm bớt độ nhàm chán, và đồng thời mang các khái niệm phức tạp đến gần với cuộc sống hơn qua những hình ảnh trên.

Tất nhiên, đây chỉ là ví dụ trong rất nhiều cách chúng ta có thể sử dụng để sắp xếp, tổ chức ý tưởng cũng như trang trí cho quyển sổ của mình. Hãy cùng chia sẻ những phương pháp học hiệu quả đến cho mọi người nhé!

Bảo Nguyên

Bài viết có thể được chia sẻ và phổ biến đến cho mọi người với điều kiện ghi nguồn dịch giả, nguyên tác và trang web này.

Bài viết có sự tham khảo và dịch lại từ trang web US Department of State https://americanenglish.state.gov/resources/teachers-corner-visual-note-taking. Xin chân thành cảm ơn các tác giả bài viết gốc.

We would like to thank the original author from the US Departmenth of State for this article.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *